nanavet.com

Mười lời khuyên trước khi nuôi chó

Đăng bởi Anna Lee vào lúc 25/10/2020

Việc nhận nuôi một chú chó là một quyết định không hề dễ dàng vì những vấn đề của chúng sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn. Khi lựa chọn một chú chó để nuôi, bạn cần cân nhắc đến điều kiện sống của mình cũng như những đặc tính khác nhau của mỗi giống chó. Do vậy, nếu bạn đang muốn có thêm một thành viên bốn chân trong gia đình mình, hãy quan tâm đến những điều sau đây

1. Nơi bạn đang sinh sống

Là căn hộ, nhà phố hay nhà có sân vườn, trong khu vực nội thành hay ngoại thành. Những chú chó có tầm vóc lớn rất cần không gian lớn để vận động và chắc chắn những giống chó này không phù hợp với căn hộ hay khu nhà phố đông đúc.

2. Các thành viên trong gia đình

 Mọi người trong gia đình cần phải thống nhất với nhau về việc có thêm 1 chú chó trong nhà và nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, bạn có thể chọn những giống chó thân thiện có thể chơi với trẻ em như: Toy Poodle, Dachshund, Chihuahua… Nếu bạn sống độc thân nên chọn một chó năng động, thông minh, dễ dạy bảo để làm bạn với mình, như: Cocker, Golden Retriver, Labrador…

3. Quỹ thời gian của bạn

Bạn bận rộn và thường hay đi công tác, hãy chọn những chú chó lông ngắn và sát như: Beagle, Phú Quốc, Pinscher,…Nếu bạn thường xuyên ở nhà và yêu thích việc chăm sóc chải chuốt, bạn có thể chọn những chú chó có bộ lông đặc biệt như : Yorkshire Terrier, Pomeranian, Poodle, Shit Tzu...

4. Tính cách và độ tuổi của bạn

Bạn còn trẻ tuổi, năng động có thể chọn: German Shepherd, Rottweiler, Husky, Alaska,…Nếu bạn đã có tuổi, bạn cần một người bạn để có thể vuốt ve, tâm sự và đi dạo nhẹ nhàng trong công viên, hãy chọn: Schnauzer, Scottish Terrier,…

5. Tình hình tài chính của bạn

Đây là một yếu tố rất quan trọng khi quyết định nuôi một chú chó. Bạn sẽ phải có trách nhiệm nuôi nấng đến hết cuộc đời của chúng và phải trả chi phí cho việc chăm sóc như tẩy kí sinh trùng, chủng ngừa, thức ăn, khám chữa bệnh,…hãy liệt kê ra các chi phí hàng ngày và định kì trước khi quyết định chọn chú chó nào mang về.

6. Tuổi lý tưởng để nhận nuôi một chú chó

Là khi chó con đạt 8 tuần tuổi đến 10 tuần tuổi và đồng thời đã hoàn tất quy trình chủng ngừa cũng như được tẩy giun sán định kì.

Việc nhận nuôi một chú chó đã trưởng thành thì khá an toàn về mặt sức khỏe nhưng khi đó chú chó đã hình thành tính cách và thói quen sống nên bạn phải đảm bảo rằng mình có thể hiểu và chấp nhận tính cách của nó cũng như sẽ dạy cho nó quen với cách sống của bạn.

7. Địa điểm để nhận nuôi hoặc mua một chú chó

Bạn nên tham khảo ý kiến của các thành viên trong các câu lạc bộ nuôi chó giống hay trên các diễn đàn chó giống có uy tín hoặc các bác sĩ thú y để tìm được địa điểm mua chó an toàn. Tránh mua những chú chó không rõ nguồn gốc của những người bán ven đường hay những địa điểm “đen” mà người nuôi chó kinh nghiệm đã cảnh báo.

8. Quy trình chủng ngừa và tẩy giun sán

Bayer khuyến cáo người nuôi chó nên sử dụng thuốc tẩy giun sán Drontal Plus với liệu trình như sau :

Liệu trình dành cho chó con

Liệu trình dành cho chó trưởng thành

Tẩy giun                        

Độ tuổi        

Tẩy giun                        

Lần đầu

2 tuần tuổi

Mỗi 3 tháng hoặc khi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, đúng với thời kì ủ bệnh

Lần 2

4 tuần tuổi

Lần 3

8 tuần tuổi

Lần 4

12 tuần tuổi

Chó cái giống trước khi giao phối và 10 ngày trước khi sinh con. Tất cả các thời điểm tẩy giun sau giống như tẩy giun trên chó con

Lần 5

4 tháng tuổi

Lần 6

5 tháng tuổi

Lần 7

6 tháng tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Quy trình chủng ngừa:

Các bệnh cần chủng ngừa

Chủng ngừa lần đầu
(6 tuần tuổi)

Chủng ngừa lần thứ 2
(9 tuần tuổi)

Chủng ngừa lần thứ 3
(12 tuần tuổi)

Tái chủng hàng năm

Bệnh Carrée

Bệnh do Parvovirus

Bệnh viêm gan truyền nhiễm

-

Bệnh ho cũi chó

-

Bệnh phó cúm Parainfluenza

-

Bệnh do Coronavirus

-

Bệnh do Leptospira

-

-

Bệnh dại

-

-

Lưu ý : Chương trình chủng ngừa có thể thay đổi theo khuyến cáo của bác sĩ thú y

9. Dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh đúng cách

Dinh dưỡng hợp lý

Các giống chó nhỏ, trung bình và lớn cần nhu cầu dinh dưỡng không giống nhau do có sự khác biệt cơ bản liên quan đến hình dáng, tầm vóc và trọng lượng cơ thể. Chính vì vậy, cần có khẩu phần ăn riêng biệt cho từng giống chó và phải dựa trên các yếu tố:

  • Đặc điểm về tầm vóc
  • Thời gian và tỉ lệ tăng trưởng
  • Khả năng tiêu hóa thức ăn.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho chó, bạn có thể lựa chọn:

  • Thức ăn chế biến tại nhà
  • Thức ăn chế biến sẵn của những thương hiệu cao cấp (như Hill, Royal Canin, Nestlé Purina…)

Bạn nên tìm hiểu kĩ và tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ thú y để có thể lựa chọn loại thức ăn thích hợp nhất cũng như cách thức cho ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chú chó của bạn.

Vệ sinh đúng cách

Vệ sinh môi trường và diệt ngoại kí sinh trùng (ve, bọ chét, rận) thường xuyên, hạn chế tối đa nguy cơ chó bị nhiễm kí sinh trùng.

Tắm rửa, sấy và chải lông:

  • Tất cả các giống chó đều có thể tắm, số lần tắm mỗi tuần hoặc mỗi tháng tùy thuộc vào từng giống và kết cấu của bộ lông.
  • Tuyệt đối không sử dụng dầu tắm của người để tắm cho chó, phải dùng những dầu tắm đặc biệt dùng riêng cho chó. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y để lựa chọn cho chó cưng của mình loại dầu tắm phù hợp nhất.
  • Chó sau khi được tắm, cần được sấy khô và chải lông. Việc tắm, sấy, chải lông sẽ giúp loại bỏ lông chết và lông mới sẽ mọc lên.

Vệ sinh mắt: nên rửa mắt cho chó mỗi ngày và khi có sự chỉ định của bác sĩ thú y

Vệ sinh tai: lỗ tai chó phải luôn được giữ khô ráo và sạch sẽ, đặc biệt là những giống chó tai cụp. Nên thường xuyên lau sạch tai bằng các dung dịch chuyên biệt thích hợp. Lưu ý, khi vệ sinh tai cho chó cần phải thật cẩn thận, tránh làm rơi rớt những vật lạ vào bên trong

Vệ sinh răng miệng: chăm sóc răng miệng cho chó là điều cần thiết, đừng đợi đến khi hơi thở có mùi hôi hay răng đã hình thành mảng bám cao răng. Cao răng có thể gây viêm nướu dẫn đến đau nhức và ăn không ngon miệng. Răng phải được đánh thường xuyên. Định kì đến bác sĩ thú y để lấy sạch cao răng.

10. Các dấu hiệu nhận biết thú đang mắc bệnh

Khi bạn nhận thấy chú chó của bạn có những dấu hiệu khác với bình thường bạn nên ngay lập tức hỏi ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ thú y. Bạn có thể tham khảo những dấu hiệu sau đây để dễ dàng nhận biết chú chó của mình không được khỏe :

  • Buồn bã, lười vận động, biếng ăn, sụt cân
  • Phân bất thường: phân không thành khuôn, có màu bất thường, tiêu chảy (có thể có máu hoặc chất nhầy), táo bón, phân có dị vật.
  • Mũi: chảy dịch, máu, khó thở, gương mũi khô
  • Miệng có mùi hôi, nôn mửa, ho khan
  • Thỉnh thoảng ngất xỉu
  • Bụng: căng trướng, to bất thường
  • Da: nhờn, đỏ, rụng lông, gãi nhiều, đóng vảy,
  • Sưng phù ở chân, mặt, toàn thân,…
  • Tiểu khó, tiểu nhiều lần, có máu hay bí tiểu
  • Đi lại khập khiễng, teo cơ
  • Tai: có mủ, có mùi hôi, ngứa dữ dội, có kí sinh trùng
  • Mắt: đục hoặc tấy đỏ, niêm mạc nhợt nhạt hoặc vàng nhạt

Việc nhận nuôi một chú chó không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không quá khó nếu bạn thực sự yêu mến và mong muốn có một người bạn bốn chân. Chúc bạn sớm tìm được “một người bạn lí tưởng” về sống trong gia đình.

Nguồn

Tags : Tin tức
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

nanavet.com
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục

Chat messager